NHỮNG LƯU Ý KHI VẬN CHUYỂN CÁ CHÉP LAI V1

05/05/2023

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cá chép được thương mại. Phổ biến nhất là các dòng cá chép lai giữa chép vàng Indonesia, chép Hungary và chép Việt Nam. Kết quả của việc lai tạo đã cho ra sản phẩm là cá lớn nhanh, chống được dịch bệnh và có màu sắc đẹp. Các dòng cá chép lai này hiện có cá chép v1, dòng chép phú tảo, chép hà tây. Cá chép lai v1 được sản xuất ở Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền bắc có thân dài (ngoại hình giống cá chép sông), khi lớn ít bụng và thành bụng dày, tốc độ lớn các về sau càng nhanh. Chính vì thế những người nuôi cá lồng rất thịch chọn giống cá chép lai v1 để nuôi. Ngoài dòng cá chép lai v1 thì còn có các dòng cá chép khác như chép lao cai, cá có nguồn gốc từ trung quốc có đặc điểm là thân rất dài, háu ăn; dòng cá chép xanh Thái Lan có đặc điểm đa dạng. Tuy nhiên, các dòng cá chép có đặc điểm chung trong quá trình vận chuyển cần lưu ý:

Phương pháp vận chuyển hở: là phương pháp vận chuyển bằng lồ hay các vật liệu khác với nguồn oxy được sục hoặc bơm liên tục vào khối lượng nước vận chuyển trong suốt quá trình vận chuyển. Cách vận chuyển này cho phép nước tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài từ đó dễ dàng thao tác. Phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp cá giống cỡ lớn và có số lượng nhiều với quảng đường vận chuyển đa dạng. Phương pháp này còn áp dụng phổ biến cho vận chuyển cá bố mẹ và cá thương phẩm (cá thịt). Đối với cá chép bột, phương pháp vận chuyển này tỏ ra không thích hợp, cá chết nhiều trong quá trình vận chuyển và tỷ lệ ương sau này không đậu cao.                                         

Phương pháp vận chuyển kín: là cách vận chuyển sử dụng túi nylon để vận chuyển và như vậy cá và nước không tiếp xúc môi trường bên ngoài. Phương pháp này áp dụng phổ biến cho hầu hết các loài cá bột, cá hương, cá giống. Thông thường, cá được chứa trong bao Polyetylen được bơm oxy nên có thể chứa cá với mật độ dày, thời gian vận chuyển tương đối lâu. Tùy theo thời gian vận chuyển các loài cá để điều chỉnh mật độ thích hợp, thí dụ:

+ Cá bột từ 3.000 – 5.000 con/lít.

+ Cá hương từ 50 – 100 con/lít.

+ Cá giống từ 20 – 30 con/lít.

Phương pháp vận chuyển kín

Nếu thời gian vận chuyển không quá 8 giờ thì mực nước trong bao chiếm khoảng 1/2 thể tích của bao. Nếu thời gian vận chuyển quá 8 giờ thì thể tích nước trong bao chiếm 1/3. Khi vận chuyển cá bằng bao polyetylen thường cần kiểm tra tình trạng cá trong túi trước khi vận chuyển bằng cách vỗ tay nhẹ trên bao, nếu thấy cá có phản ứng nhanh là cá khỏe; đồng thời cần dự phòng bao và bình bơm oxy trên đường vận chuyển xa để thay bao nước hoặc tiếp thêm oxy khi thấy có dấu hiệu bao bị xẹp.

Dù bất kỳ cách vận chuyển nào thì cung cấp oxy cho nước vận chuyển là yếu tố quan trọng nhất. Nếu oxy không đủ cá sẽ chết, nếu thiếu thì tỷ lệ sống sẽ thấp. Điểm quan trọng nữa là nhiệt độ. Luôn giữ cho quá trình vận chuyển cá có nhiệt độ thấp 20-250C. Ngoài ra, cần thêm một ít muối tinh vào nước vận chuyển nhằm tăng điện giải cho cá từ đó giảm tỷ lệ chết sau này